Tỳ kheo Minh Hội

I. DẪN NHẬP

Con đường Giới – Định – Huệ mang đến hạnh phúc an vui cho tứ chúng Đệ tử Phật. Người Phật tử tại gia dù bận bịu công việc gia đình và xã hội cũng không thể buông lơi lộ trình tu học Giới – Định – Huệ.

Nhờ giữ giới, tâm mới được Định. Nhờ tâm Định mới phát sinh trí Huệ. Phương pháp tu tập Bát Quan Trai được Đức Phật khai mở cho Phật tử tại gia tập sống đời sống xuất gia trong một ngày một đêm. Nhờ tu tập Bát Quan Trai người Phật tử tại gia nếm được mùi vị an lạc hạnh phúc… của đời sống xuất gia.

II. GIẢI THÍCH

Bát Quan Trai, tiếng Phạn: Upavasatha, tiếng Pali: Uposatha Bát là Tám
Quan là cửa, trạm
Trai còn gọi là chay, có nghĩa trong sạch, tinh khiết…

Bát Quan Trai là tám cửa ngăn ngừa, dứt trừ các pháp bất thiện, để thân khẩu ý được trong sạch tinh khiết.

Bát Quan Trai giới được gọi là Giới Cận Trụ, nghĩa là tập tiếp cận đời sống xuất gia, làm quen với đời sống thanh tịnh trong một ngày một đêm. ÐứcPhật thiết lập Bát Quan Trai để người Phật tử thực hành hạnh xuất gia, tập lần đời sống xuất gia.

page2image38952880

Thiền hành

Trong suốt một ngày một đêm, người Phật tử tu tập Bát Quan Trai nỗ lực tu tập chánh niệm thân, khẩu và ý. Không để các việc thế gian chi phối và trói buộc, thực hành đời sống viễn ly, thân cận đời sống thoát tục. Thân, Khẩu, Ý niêm mật, chánh niệm hành trì Tám Giới Pháp:

  1. Giới thứ nhất: không sát sinh
    Thân: tự mình không giết hại sự sống
    Khẩu: không chỉ bảo người khác giết hại sự sống
    Ý: thấy người khác giết hại sự sống không sanh tâm vui thích
  2. Giới thứ hai: không trộm cắp
    Thân: tự mình không trộm cắp
    Khẩu: không chỉ bảo người khác trộm cắp
    Ý: thấy người khác trộm cắp không sanh tâm vui thích
  3. Giới thứ ba: không dâm dục
    Thân: tự mình không dâm dục
    Khẩu: không chỉ bảo người khác dâm dục
    Ý: thấy người khác dâm dục không sanh tâm vui thích

page3image38870336

Thiền hành

4. Giới thứ tư: không nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chưởi
Thân: tự mình không nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chưởi
Khẩu: không chỉ bảo người khác nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chưởi
Ý: thấy người khác nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chưởi không sanh tâm vui thích

page3image38950800

Độ ngọ

  1. Giới thứ năm: không uống rượu, bia, hút thuốc, á phiện, trầu cau Thân: Tự mình không uống rượu, bia, hút thuốc, á phiện, trầu cau Khẩu: Không chỉ bảo người khác uống rượu, bia, hút thuốc, á phiện, trầu cauÝ: thấy người khác uống rượu, bia, hút thuốc, á phiện, trầu cau khôngsanh tâm vui thích
  2. Giới thứ sáu: không trang điểm, thoa dầu thơm, ca hát…Thân: tự mình không trang điểm, thoa dầu thơm, ca hát…
    Khẩu: không chỉ bảo người khác trang điểm, thoa dầu thơm, ca hát… Ý: thấy người khác trang điểm, thoa dầu thơm, ca hát.., không sanh tâm vui thích
  3. Giới thứ bảy: không ngồi, nằm giường cao, rộng, đẹp
    Thân: tự mình không ngồi, nằm giường cao, rộng, đẹp
    Khẩu: không chỉ bảo người khác ngồi, nằm giường cao, rộng, đẹp
    Ý: thấy người khác ngồi, nằm giường cao, rộng, đẹp không sanh tâm vui thích
  4. Giới thứ tám: không ăn quá giờ ngọ
    Thân: tự mình không ăn quá giờ ngọ
    Khẩu: không chỉ bảo người khác ăn quá giờ ngọ
    Ý: thấy người khác ăn quá ngọ không sanh tâm vui thích

page4image38841312

Độ ngọ

III. KẾT LUẬN

Bát Quan Trai giới là cửa ngõ độc nhất tạo điều kiện cho người Phật tử gieo duyên thực tập đời sống xuất gia, đây cũng là cơ hội duy nhất để người Phật tử nếm được hương vị an lạc, hạnh phúc, thong dong của đời sống viễn ly thế tục. Nhờ thực tập chánh niệm nơi thân, khẩu, ý nên những hành động, lời nói và suy nghĩ theo chiều hướng bất thiện, nhiễm ô, phiền tạp của trần tục được chuyển hóa. Đời sống tinh thần của người Phật tử nhờ tu tập Bát Quan Trai mà được thăng hoa. Người Phật tử, trong một tuần, trong một tháng, trong một năm hoặc thậm chí trong một đời dù chỉ một lần tu tập Bát Quan Trai cũng rất quý báu:

“Một ngày dựa mạn thuyền rồng
Còn hơn nhiều kiếp nằm trong thuyền chài
Một ngày thọ Bát Quan Trai

Còn hơn muôn kiếp ở ngoài không tu”

Dẫu biết đời sống tại gia nhiều bận bịu “cơm áo gạo tiền”, nhưng quý Phật tử thỉnh thoảng tự cảnh tỉnh mình: đời sống vô thường bấp bênh, mạng người ngắn ngủi, thế sự không cùng… Thay vì dồn hết quỹ thời gian, công sức, tâm trí… để tìm cầu đời sống vật chất, phục vụ nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, quý Phật tử cũng nên lưu tâm đến sự thăng tiến đời sống tinh thần của mình, khéo léo sắp xếp việc nhà, mỗi tháng một hoặc vài lần về thiền viện, chùa… tu tập Bát Quan Trai. Như vậy quý Phật tử sẽ cân bằng đời sống vật chất và tinh thần của mình, nhờ vậy, cuộc sống có ý nghĩa và chắc chắn đạt nhiều hạnh phúc an vui.

page5image38871584

Tụng kinh và truyền giới

page5image38870960